Thị trường coworking space tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức. Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu làm việc linh hoạt ngày càng tăng cao.
1. Nhu cầu về thị trường coworking space ngày càng tăng cao
Lần đầu tiên xuất hiện tại Đức trong những năm thập niên 1990, mô hình co working space đã lan rộng và phát triển vô cùng mạnh mẽ ở cả 2 thị trường Mỹ và châu Âu nhưng mãi đến năm 2012, mô hình coworking mới mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam.
Theo một nghiên cứu về sự phát triển toàn cầu của mô hình không gian làm việc chung năm 2019, Việt Nam là một trong 50 thị trường văn phòng phát triển nhanh nhất thế giới. Từ năm 2017, phong trào start-up trở nên bùng nổ, tạo nên làn sóng nhu cầu coworking space tại Việt Nam. Chỉ trong năm 2017, số lượng coworking space đã tăng 62%, chỉ sau 1 năm, năm 2018, thị trường đạt mức tăng trưởng kỷ lục với con số gần gấp đôi khi tăng gần 95%. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trước đó, ước tính có hơn 6 triệu người đang sử dụng mô hình không gian làm việc chung vào năm 2020. Cũng vì thế kéo theo nhu cầu sử dụng, thuê văn phòng đi cùng với đó cũng tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ.
Mặc dù được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở thời kỳ hậu COVID-19, nhưng hiện tại, khi COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, các coworking space trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh.
2. Thách thức của thị trường coworking space
Mặc dù tiềm năng lớn nhưng thị trường coworking space cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ coworking space, flexible workspace là một trong những vấn đề lớn khi số lượng không gian làm việc chung tăng nhanh chóng trong những năm trở đây dẫn đến việc cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho tình hình kinh tế. Mặc dù đã 4 năm kể từ làn sóng dịch đầu tiên (23/1–24/7/2020) xuất hiện đến giờ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn đang ngày ngày vật lộn với “tàn dư” mà chúng để lại. Cuối cùng, sự thay đổi trong thói quen làm việc của người lao động như làm việc từ xa, cũng đặt ra thách thức cho các coworking space trong việc duy trì và thu hút khách hàng.
Đi cùng với đó là việc quản lý và vận hành một không gian làm việc chung đòi hỏi sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Các vấn đề như quản lý chi phí, duy trì cơ sở vật chất và đảm bảo an ninh, an toàn cho người dùng đều là những thách thức lớn. Bên cạnh đó, việc duy trì và phát triển cộng đồng người dùng cũng cần sự đầu tư về thời gian và nguồn lực.
Cuối cùng, sự biến động của thị trường bất động sản và tình hình kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các coworking space. Chi phí thuê mặt bằng và các chi phí liên quan có thể biến động, gây khó khăn cho việc duy trì và phát triển kinh doanh.
3. Tiềm năng
Mặc dù vậy nhưng những năm trở lại đây, khi các gói hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các gói hỗ trợ start-up ngày càng được chính phủ đẩy mạnh, rót vốn thì thị trường coworking space lại chứng kiến sự phát triển nhanh chóng với nhiều tiềm năng đáng kể. Đầu tiên, nhu cầu về không gian làm việc linh hoạt ngày càng tăng cao. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với các freelancer, đang tìm kiếm những giải pháp làm việc hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Coworking space đáp ứng được nhu cầu này, cung cấp môi trường làm việc hiện đại, tiện nghi và linh hoạt.
Thứ hai, sự phát triển của công nghệ số và internet đã thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa và làm việc linh hoạt. Điều này tạo ra cơ hội cho các không gian làm việc chung mở rộng dịch vụ của mình, không chỉ cung cấp chỗ ngồi làm việc mà còn các tiện ích và dịch vụ kèm theo như phòng họp, sự kiện networking và các chương trình đào tạo.
Cuối cùng, cộng đồng và mạng lưới kết nối mà coworking space mang lại là một điểm mạnh không thể bỏ qua. Đây là nơi mà các doanh nhân, freelancer và các chuyên gia có thể gặp gỡ, trao đổi ý tưởng và hợp tác, tạo ra giá trị cộng đồng và sự sáng tạo.
4. Kết luận
Thị trường coworking space tại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Để thành công, các doanh nghiệp cần không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ra giá trị cộng đồng. Bằng cách vượt qua những thách thức hiện tại, các không gian làm việc chung có thể tiếp tục phát triển và trở thành một phần không thể thiếu của hệ sinh thái khởi nghiệp và kinh doanh hiện đại.